Lòng tự trọng là gì? Tại sao chúng ta cần nuôi dưỡng lòng tự trọng của bản thân?

Lòng tự trọng là phẩm chất cần thiết của mỗi con người. Khi bạn có lòng tự trọng thì giá trị của bản thân cũng vì thế được nâng cao và được mọi người tôn trọng hơn. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được lòng tự trọng là gì cũng như tạo sao chúng ta cần nuôi dưỡng lòng tự trọng của bản thân.

Lòng t trng là gì?

Tự trọng là việc bản thân đề cao giá trị con người của mình; biết gìn giữ, bảo vệ danh dự, tính tự tôn và không để người khác xúc phạm đến. Lòng tự trọng bao gồm sự tự tin về bản thân, những trạng thái cảm xúc như vui sướng, xấu hổ, tự hào,… Lòng tự trọng còn là những đánh giá mang tính tích cực về bản thân, đôi khi là những đánh giá có phần tiêu cực.

Mỗi người nên có lòng tự trọng riêng của mình. Khi có lòng tự trọng, bạn sẽ biết mình cần làm những gì, tránh những gì để không ảnh hưởng đến giá trị con người. Từ đó, người khác cũng có những đánh giá đúng đắn về con người bạn.

Mỗi người nên biết bảo vệ lòng tự trọng của bản thân, không để người khác xâm phạm, hạ thấp lòng tự trọng của chính mình. Luôn thực hiện những hành vi theo đúng chuẩn mực xã hội, không bán đứng lương tâm của mình. Khi đó, bạn cũng sẽ được người khác tôn trọng.

Phân cp lòng t trng

Trong xã hội luôn tồn tại hai bộ phận có lòng tự trọng đối lập nhau: người có lòng tự trọng cao và người có lòng tự trọng thấp.

– Lòng tự trọng thấp: Với những người có lòng tự trọng thấp, họ luôn cố gắng thực hiện mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của mình. Cho dù đó là những điều đi ngược với chuẩn mực xã hội. Họ thường là những con người ích kỷ, có cái nhìn phiến diện, tiêu cực với xã hội, họ đề cao lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể.

– Lòng tự trọng cao: Ngược lại với người có lòng tự trọng thấp là người có lòng tự trọng cao. Họ là những người sẽ cố gắng dùng chính năng lực bản thân để đạt được mục tiêu của mình. Khi nhìn vào họ, bạn sẽ thấy được sự liêm chính, tin tưởng và nể phục. Và dù có rơi vào trường hợp xấu như thế nào thì người có lòng tự trọng cao cũng sẽ dùng những phương án minh bạch để giải quyết vấn đề.

Vai trò và ý nghĩa ca lòng t trng trong cuc sng

Sau khi đã tìm hiểu lòng t trng là gì, chúng ta cùng đi tìm vai trò và ý nghĩa của lòng tự trọng trong phần tiếp theo của bài viết.

  1. Ý nghĩa ca lòng t trng

Lòng tự trọng có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Khi bạn có lòng tự trọng, bạn sẽ được người khác tôn trọng. Từ đó, mang đến nhiều ý nghĩa cho cuộc sống của bạn. Biểu hiện như:

– Có lòng tự trọng sẽ giúp bản thân biết cách tôn trọng bản thân mình hơn. Từ đó gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của con người mình. Giúp bạn nhận được sự tôn trọng từ người khác.

– Lòng tự trọng là động lực để bạn nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt qua những khó khăn, đạt được mục tiêu của mình.

– Có lòng tự trọng, bạn sẽ nâng cao uy tín, địa vị của mình trong gia đình, bạn bè và xã hội. Từ đó, bạn có tiếng nói và mang lại nhiều đóng góp cho gia đình, xã hội. Và là tấm gương để mọi người học tập.

  • Vai trò ca lòng t trng đối vi mi con người

Lòng tự trọng giúp con người có cái nhìn tích cực với mỗi vấn đề xảy ra. Tạo động lực, sự tự tin vượt qua giai đoạn khó khăn đó.

Lòng tự trọng còn là thước đo chuẩn mực đạo đức của một con người, để họ biết đâu là giới hạn đạo đức không nên vượt qua. Khi xảy ra vấn đề cần giải quyết, lòng tự trọng giúp họ đưa quyết định đúng đắn mà không trái với lương tâm, đi ngược lại đạo đức xã hội.

Lòng tự trọng còn giúp chúng ta ngày càng biết hoàn thiện bản thân hơn. Biết đâu là giới hạn, điểm mạnh, điểm yếu để khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm của mình.

Li ích mà lòng t trng mang li trong các khía cnh ca cuc sng

Đối với gia đình: Khi các thành viên có lòng tự trọng, chúng ta sẽ biết tôn trọng lẫn nhau. Đánh giá cao ưu điểm của mỗi thành viên, cũng như chấp nhận những thiếu sót của họ. Từ đó, mang đến một gia đình hạnh phúc, ấm êm, là điểm tựa, nơi để về của mỗi người.

Đối với xã hội, nếu mỗi con người đều giữ lòng tự trọng cao, thì xã hội sẽ ngày càng phát triển, văn minh, lịch sự.

Nhng biu hin ca lòng t trng

Với những người có lòng tự trọng, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những biểu hiện như:

– Luôn cố gắng hoàn thành công việc của mình. Sẵn sàng lắng nghe những ý kiến đóng góp khen chê. Và khắc phục những thiếu sót của mình.

– Chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề xảy ra, không đổ lỗi, trốn tránh. Nhìn nhận lại vấn đề để rút ra bài học cho mình.

– Sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người. Sẵn sàng đưa ra những lời góp ý chân tình để giúp người khác ngày càng tốt hơn.

– Sống có chính kiến, quan điểm riêng của bản thân. Không như cây trước gió, gió chiều nào xuôi theo chiều đó.

Mt s ví d v lòng t trng mà bn có th gp hàng ngày như:

– Một học sinh không thuộc bài trong quá trình kiểm tra, bạn đó có thể lựa chọn xem lén bài của bạn học sinh khác hoặc dở tài liệu trong quá trình làm bài của mình. Tuy nhiên, là một người có lòng tự trọng, bạn sẽ không thực hiện những hành vi đó, mà sẽ kiểm điểm lại bản thân để tìm lỗi sai của mình và khắc phục để không lặp lại việc đó.

– Bạn là nhân viên tư vấn bán hàng của công ty bảo hiểm. Sẽ có những điều khoản nhất định sẽ khiến khách hàng không nhận được thanh toán từ công ty nếu gặp phải. Bạn hoàn toàn có thể dấu đi điểm này khi tư vấn với khách. Tuy nhiên, lòng tự trọng không cho phép bạn làm điều đó, mà sẽ thật lòng giải thích khuyết điểm để tự khách hàng đưa ra quyết định của mình. Có thể bạn sẽ bị giảm doanh số trừ lương, nhưng đổi lại bạn nhận được lòng tin từ khách hàng cho những sản phẩm lần sau.

Như vậy, bài viết đã giới thiệu đến bạn khái niệm lòng t trng là gì? Cùng những thông tin liên quan đến lòng tự trọng. Hy vọng bài viết phần nào giúp bạn hiểu được tại sao chúng ta nên nuôi dưỡng lòng tự trọng của bản thân.