Quản lý giáo dục là gì? Cơ hội việc làm khi học ngành quản lý giáo dục

Giáo dục là một lĩnh vực quan trọng của đất nước. Giáo dục tốt thì mới tạo nên những thế hệ tốt cho sự phát triển của nước nhà. Để hệ thống giáo dục hoạt động hiệu quả cần có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp. Vì thế ngành quản lý giáo dục ra đời để cung cấp đội ngũ chất lượng. Vậy quản lý giáo dục là gì? Cơ hội việc làm như thế nào khi học ngành quản lý giáo dục.

Qun lý giáo dc là gì?

Quản lý giáo dục là công tác điều hành, giám sát của đội ngũ quản lý với mục tiêu giúp hệ thống giáo dục hoạt động hiệu quả và phát triển. Đội ngũ quản lý sẽ sử dụng pháp luật làm công cụ. Và con người chính là đối tượng quản lý.

Bậc quản lý giáo dục cao nhất hiện nay ở nước ta là Bộ Giáo dục, tiếp đến là Sở Giáo dục trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, sau đó là Phòng Giáo dục trực thuộc huyện, thị xã, sau cùng là cơ sở giáo dục chính là trường học.

Một hệ thống giáo dục được tạo thành từ bốn thành tố chính như sau:

  1. Tư tưởng: là những quan điểm lãnh đạo của đội ngũ quản lý.
  2. Con người: là đối tượng quản lý. Bao gồm: đội ngũ nhân viên trong cơ quan quản lý. Đội ngũ giáo viên, học sinh trong trường học. Cùng các hoạt động diễn ra trong không gian và thời gian cụ thể.
  3. Vật chất: Toàn bộ tài sản trực thuộc cơ quan, trường học cũng là một yếu tố tạo nên hệ thống giáo dục và cần được quản lý.
  4. Tài chính: Bất kỳ một hệ thống nào cũng cần nguồn tài chính để duy trì và phát triển. Đội ngũ quản lý cần phân bổ tài chính sao cho hợp lý để tiết kiệm, minh bạch và rõ ràng.

Bản chất của quản lý giáo dục được quy định bởi các mục tiêu quản lý do đội ngũ quản lý đề ra cũng như cố gắng đạt được.

Đặc đim ca qun lý giáo dc

Sau khi đã tìm hiểu qun lý giáo dc là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu đặc điểm của quản lý giáo dục trong phần tiếp theo đây.

Đặc đim chung ca qun lý

Quản lý giáo dục cũng là một phần thuộc quản lý, vì thế đều tồn tại hai thành phần là chủ thế quản lý và đối tượng bị quản lý.

Quản lý có liên quan đến việc trao đổi thông tin theo hướng hai chiều.

Quản lý luôn luôn có khả năng thích nghi với những biến đổi không ngừng.

Để quá trình quản lý diễn ra thuận lợi cần hội tụ đủ các yếu tố cả khoa học nghệ thuật.

Nói đến quản lý, người ta sẽ nghĩ hay đến quyền lực, danh tiếng, địa vị và quyền lợi.

Đặc đim riêng ca qun lý giáo dc

Quản lý giáo dục là quá trình điều hành hoạt động đào tạo con người, cụ thể là quá trình sư phạm của đội ngũ giáo viên và học sinh, sinh viên.

Quản lý giáo dục thông qua việc ban hành, điều chỉnh các luật lệ, quy định, quy chế sư phạm để đưa hoạt động giảng dạy, học tập một cách nghiêm túc, hiệu quả.

Đặc thù của hoạt động giáo dục là đào tạo con người có kiến thức, chuyên môn và đạo đức. Cho nên quản lý giáo dục cần theo dõi sát sao, tránh hình thành nên những sản phẩm được xem là “rác của xã hội”.

Vì những đặc điểm trên mà quản lý giáo dục có một đặc điểm quan trọng là hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Vai trò ca hot động qun lý giáo dc

Quản lý giáo dục giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Cụ thể:

– Quản lý giáo dục giúp giáo viên, học sinh hoạt động có mục đích. Từ đó mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.

– Luôn hướng mọi sự nỗ lực của giáo viên, học sinh vào đúng mục tiêu chung của hoạt động giáo dục.

– Giúp cho sự phối hợp giữa giáo viên, học sinh, đội ngũ cán bộ công nhân viên và toàn bộ nguồn lực của cơ sở (vật chất, tài chính,…) diễn ra được thuận lợi, nhịp nhàng. Từ đó đạt được mục tiêu chung đã đề ra.

– Xã hội luôn biến đổi, quản lý giáo dục giúp cơ sở thích nghi tốt với những biến đổi đó. Tận dụng tối đa mọi cơ hội, giảm bớt những biến cố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến cơ sở, đến hoạt động giáo dục.

Cơ hi vic làm khi hc ngành qun lý giáo dc

Để quản lý giáo dục hoạt động hiệu quả cần có đội ngũ quản lý chất lượng, linh hoạt. Chính vì yêu cầu này mà ngành học quản lý giáo dục ra đời nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, phù hợp với những thay đổi trong hoạt động giáo dục hiện nay của xã hội.

Lựa chọn theo học ngành quản lý giáo dục, sinh viên sẽ được tiếp cận khối kiến thức liên quan đến công tác quản lý, quản lý giáo dục và thực hành các hoạt động quản lý giáo dục.

Sau khi ra trường, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức cơ bản về quản lý giáo dục, có đủ năng lực để đảm nhiệm các vị trí như:

– Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan quản lý giáo dục của Nhà nước như: Phòng giáo dục, Sở giáo dục, Bộ giáo dục.

– Chuyên viên văn phòng, chuyên viên quản lý cơ sở vật chất, thiết bị trường học,… tại các cơ sở giáo dục, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị của các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp,…

– Chuyên viên văn hoá, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp, các tổ chức giáo dục xã hội.

– Trở thành Giảng viên giảng dạy bộ môn quản lý giáo dục tại các trường đại học.

Và nhiều cơ hội nghề nghiệp khác hiện nay.

Như vậy, qua bài viết chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những thông tin liên quan đến ngành qun lý giáo dc là gì cũng như cơ hội nghề nghiệp khi lựa chọn theo học ngành học này. Hy vọng có thể mang đến bạn những kiến thức bổ ích. Là cơ sở để bạn lựa chọn ngành học này trong tương lai.