Các sáng kiến đào tạo nguồn nhân lực để thành phố cảng tăng trưởng xanh nhiều hơn

Theo thống kê, nhờ sự cải thiện công nghệ và kỹ năng trên thị trường lao động mà nhóm ngành sản xuất của Hải Phòng đã thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước với tỉ lệ gần 70% dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, thành phố này lại nằm trong số các tỉnh yếu nhất về phát triển nhân lực, chỉ đứng thứ 54 trong tổng số 63 tỉnh được xếp hạng trong một báo cáo của chương trình phát triển LHQ (UNDP) 2016. Vì vậy, các cơ quan trung ương và địa phương đã đưa ra nhiều chương trình và khóa đào tạo nghề để thúc đẩy nguồn nhân lực thành phố, trong đó có những sáng kiến quan trọng như:

  • Các chương trình nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề để tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập cho người dân vùng nông thôn như các chương trình mục tiêu quốc gia về tuyển dụng và đào tạo nghề. Các chương trình này được thiết kể để tái cấu trúc kinh tế và lao động trong những khu vực đang trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông thôn và văn hóa nông nghiệp.
  • Cho vay tạo việc làm thông qua quỹ cho vay quốc gia: các khoản vay nhỏ thông qua quỹ tín dụng xoay vòng. Số khoản vay tạo việc làm với lãi suất ưu đãi của quỹ này đã đạt tới 200 tỉ đồng mỗi năm.
  • Các chương trình đào tạo ở hải ngoại mà chính phủ cấp học bổng nhằm mục tiêu  nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
  • Tận dụng cơ sở dữ liệu về lao động do Bộ Kế Lđtb&xh xây dựng dự báo thông tin thị trường lao động, điều phối nhân lực các tỉnh thành, các khu công nghiệp. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu còn giúp các nhà quản lý nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của từng nhóm ngành, từng doanh nghiệp để có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động.
  • Cải thiện kỹ năng nghề của công nhân qua hệ thống 11 trường cao đẳng nghề, 10 trường trung học nghề và 24 trung tâm việc làm. Chiến lược phát triển nhân lực VN thông qua dự án phát triển trường nghề tới năm 2020 (Quyết định số 630 năm 2012) và hỗ trợ các trung tâm này do Bộ Lao động-Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm.

Trong bối cảnh kinh tế Hải Phòng tập trung vào các ngành công nghiệp liên quan cảng và hiện đại hóa, mở rộng cảng quy mô lớn, thành phố  sẽ gia tăng khả năng cạnh tranh nhờ những  chương trình đào tạo kỹ năng và nghề nghiệp đặc thù liên quan tới sự phát triển và quản lý trang thiết bị cảng hiện đại, như hệ thống logistics và thông tin bao gồm cơ sở hạ tầng quản lý hàng hóa.  Các giải pháp này có thể được củng cố bằng cách đưa các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo hoạt động môi trường như tư vấn sản xuất thiết bị sạch, phát triển, nghiên cứu và đánh giá tác động môi trường tập trung vào công nghệ sạch để cải thiện chất lượng môi trường.

Mặc khác, một bộ phận doanh nghiệp Hải Phòng có năng lực sáng tạo thấp, chính phủ cũng cần khuyến khích hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên quan tới hoạt động doanh nghiệp xanh.